Conventional deterrence John_Mearsheimer

Cuốn sách đầu tay của Mearsheimer Conventional Deterrence (1983) nói về câu hỏi, những quyết định để khởi đầu một cuộc chiến tùy thuộc như thế nào từ kết quả của xung đột quân sự. Nói cách khác, lòng tin về kết quả của cuộc chiến của những người quyết định ảnh hưởng thế nào đến sự thành công hay thất bại của sự ngăn trở? Lý luận căn bản của Mearsheimer là sự ngăn trở thường có hiệu lực khi kẻ có thể tấn công tin tưởng là cuộc tấn công sẽ khó mà thành công hay rất tốn kém. Nếu kẻ muốn tấn công có lý do để tin tưởng cuộc tấn công rất có thể thành công và chỉ gây ít tốn kém, thì sự ngăn trở sẽ thất bại. Ngày nay nó được đa số chấp nhận đó là nguyên tắc hoạt động của sự ngăn trở. Nhất là khi Mearsheimer lý luận là sự thành công của sự ngăn cản được quyết định bởi chiến lược đối phó với kẻ dự định tấn công. Ông ta đưa ra 3 chiến lược. Đầu tiên, chiến lược làm hao mòn, gây ra một sự không chắc chắn về kết quả cuộc chiến và tổn thất cao cho kẻ tấn công. Thứ hai, chiến lược giới hạn mục tiêu, mà gây ra ít nguy cơ và ít tốn kém. Đối với Mearsheimer, những thất bại thường là do lòng tin của họ có thể thành công thực hiện được một chiến lược chiến tranh cấp tốc (blitzkrieg) với xe tăng và các lực lượng cơ khí được dùng để xâm nhập vào sâu một cách nhanh chóng để phá vỡ hậu cần của quân thù.[10] Hai chiến lược đầu thì khó mà dẫn tới thất bại của việc ngăn ngừa, bởi vì cả hai hoặc khó mà thành công và tốn kém, hoặc ít đạt được gì và cuộc xung đột lại có khả năng đưa tới một cuộc chiến tranh hao mòn. Nếu kẻ tấn công có một chiến lược chiến tranh cấp tốc blitzkrieg chặt chẽ, thì cuộc chiến sẽ có thể xảy ra, bởi vì lợi ích có thể có được sau đó, khi lợi ích nhiều hơn cái giá phải trả và rủi ro gây ra chiến tranh.[11]

Ngoài việc phân tích các trường hợp thế chiến thứ HaiCuộc xung đột Ả Rập-Do Thái, Mearsheimer còn diễn giải những liên can của lý thuyết ông với những triển vọng của sự ngăn ngừa cổ điển tại Trung Âu trong cuộc chiến tranh lạnh. Ở đây, ông lý luận là một cuộc tấn công của Liên Xô thì chắc là không thể xảy ra, bởi vì quân đội Liên Xô sẽ không thành công để áp dụng một chiến lược chiến tranh cấp tốc. Sự quân bằng lực lượng, sự khó khăn vận chuyển các lực lượng cơ khí nhanh chóng xuyên qua Trung Âu, và lực lượng NATO đủ mạnh để đối phó với những tấn công của Liên Xô, theo Mearsheimer, làm cho Liên Xô sẽ không khởi đầu một cuộc chiến tranh quy ước ở Âu Châu.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: John_Mearsheimer http://books.google.com.au/books/about/Conventiona... http://www.boston.com/bostonglobe/ideas/articles/2... http://www.slate.com/id/2280346/pagenum/all/ http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2012/0... http://globetrotter.berkeley.edu/people2/Mearsheim... http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0006.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0014.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0017.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0020.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0035.pdf